Một cách mà nhiều nhà giao dịch FX dùng để dự đoán tỷ giá thay đổi trong tương lai là phân tích các hình thái chuyển động cũ. Đây thường được gọi là phân tích kỹ thuật, một phương pháp đã được sử dụng từ cuối những năm 1800. Kể từ những năm 1990, phương phát này đã trở nên quan trọng hơn thông qua việc tăng cường sử dụng các mô hình máy tính và các kỹ thuật biểu đồ tiên tiến.
Các loại tiền tệ hiếm khi mất nhiều thời gian khi mở lệnh giao dịch và thường phát triển theo xu hướng giá mạnh mẽ. Hơn 80% khối lượng giao dịch có bản chất là đầu cơ, điều này tạo ra một thị trường tăng vọt và thường xuyên thay đổi. Một nhà giao dịch được đào tạo có kỹ thuật có thể xác định các xu hướng và đột phá mới mang lại nhiều cơ hội để vào và đóng lệnh.
Sử dụng biểu đồ để xác định các mô hình giá là một phương pháp phân tích kỹ thuật cổ điển. Biểu đồ được sử dụng để tạo hồ sơ lịch sử biến động giá, cung cấp thông tin cần thiết để phân tích xu hướng tiền tệ. Không có phương pháp cố định nào sử dụng để giải thích dữ liệu biểu đồ, nhưng có thể quan sát các mô hình cơ bản để dự đoán những biến động giá tương lai. Nhận dạng mô hình là một phương pháp tốn nhiều công sức đòi hỏi phải kiểm tra trực quan kỹ lưỡng biểu đồ giá. Dưới đây là giới thiệu các chức năng trên mẫu biểu đồ, tuy nhiên những mẫu này chỉ mang tính chất minh họa, không thể sử dụng cho các hoạt động giao dịch cụ thể.
Chuyển động giá trong biểu đồ thanh được minh họa bằng cách sử dụng một thanh. Độ dài của thanh này tương ứng với mức cao thấp của một khoảng thời gian giao dịch (ví dụ: một ngày). Các tic ngang nhỏ có thể dùng để chỉ định giá mở cửa và đóng cửa cho giai đoạn giao dịch này.
Biểu đồ nến cung cấp một cái nhìn trực quan rõ nét về giá cả thị trường, giúp bạn dễ dàng phân loại các mẫu giá thị trường ở mức độ tốt hơn. Thân nến biểu thị sự khác biệt giữa giá mở cửa và đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tỷ lệ mở cửa cao hơn tỷ lệ đóng cửa, biểu đồ sẽ thành hình nến. Nếu tỷ lệ đóng cửa vượt quá tỷ lệ mở, thì thân nến sẽ rỗng.
Đỉnh, đáy và đường xu hướng là cách tuyệt vời để xác định các mức giá quan trọng trong lịch sử. Các đường xu hướng được vẽ kết nối một loạt các mức cao hoặc thấp trong một xu hướng. Chúng được sử dụng để theo dõi xu hướng đang diễn ra.
Mức hỗ trợ và kháng cự là một thành phần đơn giản nhưng thiết yếu của phân tích kỹ thuật báo hiệu đỉnh và đáy. Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó thị trường giảm đã ngừng giảm và sẽ đi ngang hoặc bắt đầu tăng lên. Mức kháng cự là mức giá mà tại đó thị trường đang tăng đã ngừng tăng và sẽ đi ngang hoặc bắt đầu giảm.
Lưu ý: Các mức hỗ trợ và kháng cự là các rào cản tâm lý gây ra những thay đổi tạm thời trong xu hướng cơ bản của thị trường.
Thị trường không trực tiếp di chuyển lên và xuống. Hướng di chuyển của mọi thị trường là tăng (up), giảm (down) hoặc trung tính (sideways). Trong các xu hướng này, thị trường cũng có các chuyển động ngược xu hướng (thị trường ít biến động). Theo nghĩa chung, thị trường di chuyển theo từng đợt và một nhà giao dịch phải đón được sóng vào đúng thời điểm. Các đường xu hướng hiển thị ranh giới hỗ trợ và kháng cự có thể được sử dụng làm khu vực mua hoặc bán.
Biểu đồ có thể được sử dụng giao dịch trong ngày (5 phút, 15 phút), hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Biểu đồ bạn nghiên cứu phụ thuộc vào thời gian bạn muốn ôm lệnh. Nếu bạn đang giao dịch ngắn hạn, bạn có thể tham khảo biểu đồ 5 phút hoặc 15 phút. Nếu bạn có ý định ôm lệnh trong vài ngày, biểu đồ hàng giờ, 4 giờ hoặc hàng ngày có thể phù hợp hơn. Biểu đồ hàng tuần và hàng tháng nén các biến động giá để cho phép phân tích xu hướng trong phạm vi dài hơn.
Nhờ sự trợ giúp của hệ thống máy tính tiên tiến, các nhà giao dịch có thể dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai dựa trên mức trung bình được tính toán, khả năng tương đối của xu hướng lên hoặc xuống, điều kiện quá mua và quá bán và nhiều mô hình toán học khác được xác nhận là hữu ích trong việc dự đoán hành vi giá. Các phần dưới đây sẽ giải thích một số phương pháp tính toán cơ bản và ứng dụng các nghiên cứu trong các tình huống khác nhau.
RSI ước tính sức mạnh hoặc yếu hiện tại của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là bộ dao động đo tỷ lệ giữa chuyển động đi lên và đi xuống của một cặp ngoại tệ nhất định trong một khoảng thời gian xác định.
Khi áp dụng chuyển động giá sẽ phản ảnh trực tiếp đến đường RSI; Khung thời gian được sử dụng càng ngắn thì chuyển động tương ứng trong RSI càng nhạy. Ngược lại, khung thời gian chỉ định càng dài thì RSI càng ít nhạy hơn, do đó, RSI càng chậm. Chỉ số RSI chỉ phụ thuộc vào những thay đổi của giá để xác định động lượng của nó.
Kết quả xuất hiện dưới dạng giá trị phần trăm nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Giá trị từ 0-30 thể hiện điều kiện quá bán, trong khi giá trị từ 70-100 thể hiện điều kiện quá mua. Phân tích quá mua/quá bán là lực đẩy chính của chỉ số RSI. Đánh giá này dựa trên giả định rằng mức đóng cửa cao hơn cho thấy thị trường mạnh, trong khi mức đóng cửa thấp hơn cho thấy môi trường giao dịch yếu hơn.
LƯU Ý: RSI hoạt động tốt hơn trong các điều kiện thị trường quá mua/quá bán và như một chỉ báo phân kỳ.
Stochastics là một công cụ dao động phổ biến được sử dụng để đánh giá động lượng giá. Nó là một chỉ báo động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định và được biểu thị bằng tỉ lệ nhân 100. Giá trị chỉ báo là %K, trong khi giá trị %D là trung bình động của %K. Đường trung bình động 3 kỳ áp dụng cho %K mang lại giá trị hợp lý. Các giá trị này được vẽ trên thang điểm từ 0 đến 100.
Khái niệm về Stochatics nói nôm na là khi giá tăng cao hơn, mức đóng cửa trong ngày sẽ gần với mức cao nhất của trong ngày. Điều ngược lại là xu hướng giảm. Giá trị trên 70 được xem là vùng mua quá nhiều, trong khi giá trị dưới 30 là vùng bán quá mức.
Nếu đường %K cắt đường %D từ phía trên ( hay bên dưới) ở phần trên (dưới) của biểu đồ, thì tín hiệu bán (mua) sẽ được đưa ra. Nếu đường %K và %D phân kỳ cho thấy một xu hướng mới có thể sắp xuất hiện.
Đường trung bình là một thuật toán học nhằm trau chuốt hoặc loại bỏ các biến động trong dữ liệu và giúp xác định thời điểm mua và bán. Đường trung bình chỉ ra xu hướng dài hạn của thị trường và loại bỏ sự biến động ngắn hạn. Đường trung bình thường được các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp sử dụng và vẫn là một công cụ phổ biến vì xu hướng có thể được xác định bằng thuật toán, giúp máy tính phân tích về xu hướng giá hiện tại.
Đường trung bình đơn giản được tính bằng cách cộng giá đóng cửa của một số thời kỳ nhất định (tức là ngày) và chia cho số đó. Mỗi khoảng thời gian (ngày), giá cũ nhất trong chuỗi được giảm xuống và giá đóng cửa mới nhất được thêm vào. Khi các giá trị này được vẽ biểu đồ, một xu hướng mượt sẽ hiển thị.
Đường trung bình chú trọng vào dữ liệu gần đây nhất vì nó ảnh hưởng đến độ nhạy của trung bình dễ dàng hơn. Trong đường trung bình cộng, dữ liệu hiện tại có liên quan nhiều đến triển vọng giao dịch hơn là thông tin lịch sử, do đó "trọng số" được áp dụng cho dữ liệu mới nhất.
Đường trung bình theo cấp số nhân (EMA) tạo ra giá trị trung bình hoặc trong khoảng thời gian nhất định. Đường EMA làm trơn đường giá và phân bổ vào trọng lượng nhiều hơn cho dữ liệu giao dịch trong thời gian gần nhất. Đường EMA sử dụng giá trị trước đó của đường EMA để tính giá trị hiện tại, ít bị ảnh hưởng bởi dữ liệu cũ đến giá trị trọng số trong khoảng thời gian quan sát của đường trung bình.